Tin tức

5 Ngôi Chùa Linh Thiên Về CẦU MAY Nổi Tiếng Nhất Bình Dương

Ngày Đăng : Thursday, February 14, 2019



1. Chùa Châu Thới

Tọa lạc trên ngọn núi cùng tên thuộc phường Bình An (thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương), ngôi cổ tự Châu Thới gắn với sự tích hòn đá thần cầu an không thể phá bỏ, kể cả nổ mìn. Đặc biệt, có lời đồn vì hòn đá này mà khu vực quanh chùa không có sóng điện thoại di động. Người dân gọi hòn đá này là “ông Tà”, vị thần giữ cửa chùa.

"Ông Tà". Ảnh: Pháp luật VN

Theo Pháp luật Việt Nam, đứng từ xa thấy rõ cổ tự với 2 bức tượng phật Quan Âm cao 22,5m, nặng 100 tấn đặt trên đỉnh núi cao. Với 220 bậc thang được xây dựng vào năm 1971 đã tạo nên con đường quanh co uốn lượn lên chùa thật nên thơ.

Đỉnh mái chùa có chín con rồng lớn nhìn ra nhiều hướng với những họa tiết chạm trổ sinh động. Hiện cổ tự Châu Thới đang lưu giữ nhiều pho tượng quý đúc bằng đồng và đá cẩm thạch được các nghệ nhân tận xứ Huế vào chế tác. 

Ngoài ra, nhà chùa còn thờ bộ Thập Bát La Hán và Thập Điện Diêm Vương bằng đất nung, là hai bộ tượng xưa và độc đáo cho thấy nghề gốm ở địa phương phát triển khá sớm.

2. Chùa Thái Sơn

Theo Du lịch 24h, chùa Thái Sơn tọa lạc ở xã Định An, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, trong Khu du lịch sinh thái Núi Cậu – Hồ Dầu Tiếng. Chùa thuộc Hệ phái Bắc tông.

Đầu tiên, du khách sẽ đến thăm chùa Thái Sơn nằm lưng chừng dưới chân núi Cậu có độ cao chừng 50m. Tuổi Trẻ cho biết, chùa do hòa thượng Thích Đạt Phẩm, còn gọi là Thầy Sáu, xây dựng năm 1988, với khuôn viên trên 5ha gồm các hạng mục như cổng tam quan rất bề thế, lợp ngói xanh giả cổ, ngôi Cửu Trùng Đại Tháp cao 36m có 9 tầng, tượng Nam Hải Quán Thế Âm Bồ Tát cao 12m, chánh điện điện ngọc rất hoành tráng được kiến trúc theo phong cách cổ lầu phương Đông.

Sau khi tham quan cảnh chùa, du khách ra phía sau chánh điện. Ở đây có một con đường lên núi với hơn 1.000 bậc tam cấp đá. Lưng chừng núi có quán giải khát bán nước ngọt, nước suối và có võng cho khách nằm nghỉ mệt. 

Đỉnh núi có một am miếu nhỏ hai tầng, dưới thờ tượng “Cậu Bảy” mặc áo nhà võ, thủ tấn, đi quyền trông rất oai phong, lẫm liệt.

Du khách có thể ngồi chơi ở nhà mát trên đỉnh núi Cậu, cạnh nhà mát có một cây sung cổ thụ 300 năm tuổi. Vùng núi Cậu còn nhiều loại gỗ quý như gõ, căm xe, giáng hương, bằng lăng... Đây còn là nơi sinh sống của nhiều loài động vật như nai, mễn, heo rừng... 

Từ Am Cậu trên đỉnh núi, du khách có thể phóng tầm mắt nhìn bao quát hồ Dầu Tiếng trắng xóa, rộng mênh mang xa tít đến tận chân trời.

3. Chùa Hội Khánh

Theo thông tin trên website của tỉnh Bình Dương, ngôi chùa Hội Khánh tọa lạc dưới chân đồi, cách trung tâm thị xã Thủ Dầu Một 500m về hướng Đông, số 35 đường Bác sĩ Yersin, phường Phú Cường, Thị xã Thủ Dầu Một. Đây là một công trình kiến trúc tôn giáo, nhệ thuật lớn nhất tỉnh, được công nhận di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia ngày 7/1/1993.​

Nơi đây cũng đón nhận kỷ lục về tượng Phật nhập niết bàn nằm trên mái dài nhất châu Á. Với kích thước dài 52m, cao 12m nằm cách mặt đất 24m.

Đã từ lâu, chùa Hội Khánh là một trung tâm tu học Phật giáo trong vùng. Nhiều thầy đào tạo từ chùa đã ra mở chùa mới và trụ trí ở đó

4. Chùa Tây Tạng

Chùa Tây Tạng là một ngôi chùa Việt Nam, hiện tọa lạc tại 46B Thích Quảng Đức, phường Chánh Nghĩa, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Ngôi chùa này thuộc hệ phái Bắc tông và đã được sách Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục là "Ngôi chùa có tượng Bồ Đề Đạt Ma bằng tóc lớn nhất".

Nằm dưới rừng đại thọ, chùa Tây Tạng đã được nhiều lần trùng tu và ngày thêm trang nghiêm theo lối kiến trúc kết tân, Du lịch 24h cho hay.

Chính điện thiết kế thờ phượng như một pháp hội khi Phật còn tại thế. Ở giữa điện thờ Phật Thích-Ca (tượng cao thiền tọa 2m3). Chung quanh gồm chư Phật ở các vị trí như tầng dưới thờ Địa Tạng, Di Lặc; tầng kế thờ Phổ Hiền, Văn Thù; tầng trên là Quan Âm, Thế Chí...

Sau lần đại trùng tu vào năm 1992, chùa có dáng dấp gần giống như một ngôi chùa Tây Tạng. Chính điện cấu trúc hình khối vuông, chính giữa là ngôi tháp (stupa), tứ giác có chiều cao trên 15 mét.

Cách thiết kế tầng thượng ở mặt bằng nốc chùa... năm điện thờ năm vị gọi là ‘ngũ trí Như Lai.

5. Chùa Bà Thiên Hậu

Tại khu vực trung tâm của Thủ Dầu Một còn có hai địa chỉ kiến trúc rất đẹp nữa chính là Chùa Bà Thiên Hậu.

Ngôi miếu gồm 3 dãy nhà, ở giữa là chính điện đề ba chữ "Thiên Hậu Cung", trên hai cánh cửa chính đề bốn chữ "Quốc Thái Dân An", hai bên là hai cặp câu đối ca ngợi công đức của Bà.

Lễ hội chính ở miếu Bà là Lễ hội Chùa Bà được long trọng tổ chức vào đêm ngày 14 đến rạng sáng ngày rằm 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm.

Binh Dương


Cám ơn bạn đã đánh giá
5 sao 1 đánh giá
#căn hộ eco xuân lái thiêu#Căn Hộ Eco Xuân Bình Dương#